Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay một cách chi tiết và thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ ngay 0932 068 886 để được tư vấn lựa chọn thành lập doanh nghiệp hoàn hảo.

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay với những thông tin trực quan hữu ích: Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp, cách thức góp vốn các loại hình doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp,…

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊNCÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊNCÔNG TY HỢP DANHCÔNG TY CỔ PHẦNDOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

A. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ – Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

1. Số lượng thành viên thành lập công ty

– Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức

– Số lượng thành viên: 1

– Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức

– Số lượng thành viên: 2 – 50

– Bao gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

– Thành viên hợp danh là cá nhân và có ít nhất 2 người

– Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức

– Số lượng thành viên: không giới hạn

– Các thành viên được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức

– Số lượng thành viên: ít nhất 3 người

– Thành lập viên là cá nhân

– Số lượng thành viên: 1

– Lưu ý: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân

2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của các thành viên

– Trong phạm vi số vốn điều lệ

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

– Công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ

– Mỗi thành viên chịu trách nhiệm trong số vốn góp

– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp

– Công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ

– Mỗi thành viên chịu trách nhiệm trong số vốn góp khithành lập công ty cổ phần

Cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty

3. Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Không có

4. Quyền phát hành chứng khoán

– Không được phát hành chứng khoán

– Được phép phát hành trái phiếu

– Không được phát hành chứng khoán

– Được phép phát hành trái phiếu

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào– Được quyền phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốnKhông được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

B. VỐN THÀNH LẬP – Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

1. Cách thức góp vốn các loại hình doanh nghiệp

Vốn góp bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Vốn góp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,…

Vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ …

Vốn góp bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật.

Vốn góp bằng các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam

Góp vốn góp tài sảnGóp vốn góp tài sảnGóp vốn góp tài sảnMua cổ phầnGóp vốn góp tài sản của cá nhân

2. Quy định

– Tài sản của chủ sở hữu tách biệt với tài sản công ty.

– Chi tiêu cá nhân, gia đình tách biệt với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.

– Tài sản của chủ sở hữu tách biệt với tài sản công ty.

– Chi tiêu cá nhân, gia đình tách biệt với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

Nếu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết

– Thành viên hợp danh: gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

– Thành viên góp vốn: số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Thành viên có thể bị khai trừ khỏi công ty nếu có quyết định của Hội đồng thành viên.

– Có 2 loại cổ phần: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi

– Tất cả các cổ đông sáng lập phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Cổ đông chưa thanh toán toàn bộ cổ phần khi đến hạn thì không còn là cổ đông

– Cổ đông đã thanh toán 1 phần có lợi ích trên số cổ phần đã thanh toán. Không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân thì vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký

3. Thời hạn góp vốn (Luật doanh nghiệp 2020)

“90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” quy định tại Điều 47“90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” quy định tại Điều 75Do các thành viên tự thống nhất và quy định trong Điều lệ của công ty“90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” quy định tại Điều 113Không được quy định

4. Tăng, giảm vốn

– Giảm vốn:

+ Công ty hoàn trả hoặc mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.

+ Quy định về vốn điều lệ khi các thành viên không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.

– Tăng vốn:

+ Công ty 1 Thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu tăng vốn góp;

– Giảm vốn:

Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty

– Tăng vốn:

Công ty được quyền tăng vốn từ vốn chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác.

Không có quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp– Giảm vốn:

Công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần

– Tăng vốn:

Tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.

Được quyền tăng, giảm vốn và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh.

5. Chuyển nhượng vốn

– Được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác

– Nếu chuyển nhượng một phần sẽ dẫn đến chuyển đổi loại hình công ty sang 02 thành viên hoặc cổ phần

Chủ sở hữu Công ty được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác– Thành viên hợp danh phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác nếu muốn chuyển nhượng vốn

– Thành viên góp vốn: được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.

– Cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác trong 3 năm kể từ ngày thành lập

– Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

C. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP – Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

1. Đại hội đồng cổ đông / Hội đồng thành viên / Hội đồng quản trị

Mô hình tổ chức:

– Nếu công ty do cá nhân làm chủ sở hữu thì người đứng đầu là Chủ tịch công ty.

– Nếu công ty do tổ chức là chủ sở hữu thì chủ thể đứng đầu tổ chức là Hội đồng thành viên (3-7 thành viên)

– Mộ hình tổ chức công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Họp ít nhất mỗi năm một lần

– Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên.

– Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác (Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020).

– Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên.

– Mô hình tổ chức công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát

– ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần (3-11 thành viên)

– ĐHĐCĐ họp thường niên 1 lần/ năm, chậm nhất 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và có thể họp bất thường.

– Mô hình,cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân: chủ sở hữu là người đứng đầu công ty và có quyền quyết định toàn bộ hoạt động công ty.

2. Tổng giám đốc /Giám đốc

– Do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thuê hoặc bổ nhiệm với nhiệm kỳ hoạt động không quá 5 năm– Do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thuê hoặc bổ nhiệm với nhiệm kỳ hoạt động không quá 5 năm– Giám đốc là thành viên hợp danh nếu điều lệ không quy định khác.

– Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty

– Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

– Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

– Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của DN

3. Ban kiểm soát / Kiểm soát viên

– Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm– Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

Không có quy định về Ban Kiểm soát– Công ty cổ phần có ít hơn 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

– 3-5 thành viên– Hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.

– Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty (hoặc cao hơn do Điều lệ quy định).

Không có quy định về Ban Kiểm soát

4. Người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp

– Cá nhân sở hữu doanh nghiệp (Chủ tịch công ty) trong trường hợp công ty do cá nhân thành lập

– Trường hợp công ty do tổ chức thành lập: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốcCác thành viên hợp danhChủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốcChủ doanh nghiệp tư nhân

 

Trên đây là bảng so sánhcác loại hình doanh nghiệpvới 3 tiêu chí chính và 13 tiêu chí phụ. Mong rằng bảng trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất để đưa ra lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập.

Quang Minh là đơn vịdịch vụ thành lập công ty tại TPHCMđã có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật doanh nghiệp, tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh.

 

Zalo
Phone